Skip to Content

 

Chào mừng đến với Trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân huyện Cai Lậy!

Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

  Đang truy cập : 7
  Hôm nay: 1
  Tổng lượt truy cập: 1160065

​ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CAI LẬY

Địa chỉ : Khu phố Bình Quới, thị trấn Bình Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang
Điện thoại : 0273. 3826418        Fax : 0273. 3829079
Email : Cailay@tiengiang.gov.vn

Huyện Cai Lậy sau khi điều chỉnh địa giới hành chính theo Nghị quyết số 130/NQ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ có diện tích 29.599  ha, với 193 ngàn dân bao gồm 16 đơn vị hành chính cấp xã, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.

Huyện Cai Lậy nằm trong vùng kinh tế - đô thị phía Tây của tỉnh Tiền Giang, có thế mạnh về giao thông thuận lợi, có tuyến quốc lộ đi qua, có phù sa nước ngọt quanh năm rất thuận lợi trong phát triển nông nghiệp, có ưu thế và thuận lợi riêng để phát triển thương mại, dịch vụ gắn với loại hình du lịch sinh thái miệt vườn.

* Về Nông nghiệp:

Huyện Cai Lậy có tổng diện tích sản xuất nông nghiệp là 23.036 ha, phân làm hai vùng: Bắc lộ, với 06 xã chuyên sản xuất lúa, diện tích 8.300 ha, năng suất 64,9 tạ/ha, sản lượng đạt 161.335,64 tấn/năm; Phía Nam lộ với 10 xã chuyên trồng cây ăn trái, diện tích 13.686 ha, sản lượng đạt 287.406 tấn/ha. 

Trong đó, sầu riêng là cây trồng chủ lực của địa phương, với diện tích 9.000 ha (đang cho trái trên 8.000 ha), năng suất bình quân 25 tấn/ha, sản lượng đạt 200.000 tấn/năm, với giá bán bình quân 57.500 đồng/kg, sẽ mang lại doanh thu bình quân 1,2 tỷ đồng/ha. 

Đặc biệt, vừa qua Nhãn hiệu tập thể "Sầu riêng Cai Lậy" đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận số 318303 tại Quyết định số 28475/QĐ-SHTT ngày 16/4/2019. Vào ngày 16/8/20108, huyện đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức lễ công bố để tổ chức sử dụng và khai thác nhãn hiệu "Sầu riêng Cai Lậy". Đồng thời, sẽ phối hợp Sở KH&CN xây dựng các quy định về sử dụng Logo, tem Nhãn hiệu tập thể sầu riêng Cai Lậy, quy định về cấp và thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng Nhãn hiệu tập thể sầu riêng Cai Lậy, quy định về kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu tập thể sầu riêng Cai Lậy) và thiết kế bộ nhận diện thương hiệu sản phẩm (tem).

Để nâng cao khả năng cạnh tranh, góp phần phát huy tiềm năng và thế mạnh cây sầu riêng, Cai Lậy tập trung chuyển giao kỹ thuật canh tác tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao trong quá trình thâm canh, xây dựng các hợp tác xã kiểu mới đủ mạnh nhằm tập hợp nông dân gắn liên kết với các doanh nghiệp tiêu thụ theo chuỗi giá trị nhằm đảm bảo đầu ra một cách ổn định, tránh tình trạng "được mùa, mất giá". Cụ thể hóa chủ trương trên, đến nay, 80% diện tích vùng chuyên canh đều đã có mạng lưới đê bao ngăn lũ và triều cường, đảm bảo sản xuất, không để thiên tai gây hại. Bên cạnh đó, trên 90% diện tích đã được áp dụng kỹ thuật xử lý cho trái rải vụ nhằm bán được giá, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ngoài ra, toàn huyện đã thành lập được 9 hợp tác xã nông nghiệp trên lĩnh vực cây ăn trái, có 85 ha sầu riêng đã được cấp chứng nhận VietGAP. Nhằm bảo đảm hiệu quả bền vững theo hướng gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ, nông dân an tâm đẩy mạnh sản xuất. Huyện đang phấn đấu đến năm 2020, mở rộng diện tích vùng chuyên canh sầu riêng lên 9.000 ha, trong đó, có 3.000 ha đạt chứng nhận VietGAP, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các khâu bảo quản và sơ chế, chế biến trái cây,… nhằm nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, khả năng tiếp thị và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Thời gian qua huyện cũng có nhiều cố gắng trong việc xúc tiến, mời gọi đầu tư thực hiện chế biến sản phẩm từ trái sầu riêng để tiêu thụ trong và ngoài nước. Hiện có 01 doanh nghiệp đầu tư dây chuyền xử lý chuyên sâu về sầu riêng trên địa bàn xã Tam Bình, huyện Cai Lậy (Sầu riêng sấy lạnh), công suất 1.000 tấn trái thô/năm. Đồng thời, vừa qua trong tháng 6 năm 2019, huyện đã mời gọi dự án đầu tư nhà máy chế biến sầu riêng dự kiến cơ sở đặt tại xã Long tiên với công suất chế biến 350.000 tấn trái thô/năm. Nếu dự án này được triển khai sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho cả vùng. Nông dân có nơi tiêu thụ sản phẩm ổn định giá cả, đặc biệt ứng dụng công nghệ cao đem lại hiệu quả sản xuất nông nghiệp sản phẩm chất lượng cao, giá trị lợi nhuận cao, đời sống của người dân từng bước được nâng lên.

Bên cạnh thế mạnh về cây sầu riêng, huyện cũng có chủ trương mở rộng và phát triển vùng chôm chôm (500 ha), nhãn (200 ha) của xã Tân Phong và có 50% diện tích SX theo quy trình VietGAP và ứng dụng công nghệ cao xử lý cho trái rãi vụ quanh năm.

Đối với vùng chuyên canh lúa, Huyện cũng đã tập trung phát triển ngành sản xuất lúa gạo theo hướng bền vững, đảm bảo hiệu quả, chất lượng, có giá trị gia tăng cao. Tiến hành rà soát, qui hoạch những vùng sản xuất chuyên canh, cải thiện được cơ cấu giống theo hướng tăng dần diện tích sản xuất lúa chất lượng cao. Xây dựng vùng sản xuất lúa chất lượng cao, đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP thực hiện theo chuỗi giá trị 3.990 ha; Xây dựng vùng SX lúa gạo (hữu cơ) lúa than tại Mỹ Thành Nam 200 ha (đạt chuẩn GlobalGAP);Tạo mối liên hệ và tăng cường liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp nhằm tạo được vùng nguyên liệu đáp ứng yêu cầu thị trường, diện tích thực hiện cánh đồng lớn qua 2 vụ Đông Xuân năm 2018-2019 và Xuân Hè là 1.411 ha ở các xã Bắc lộ.

 Triển khai thực hiện dự án VnSAT trên địa bàn các xã trồng lúa. Trong năm 2019 dự án sẽ tiếp tục công tác đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phục vụ sản xuất cho các tổ chức nhân dân/hợp tác xã đã được Ngân hàng Thế giới chấp thuận đầu tư đợt 2, đến nay đã trình UBND tỉnh phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật của Tiểu dự án xã Thạnh Lộc và 01 Tiểu dự án đang lập hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật (xã Phú Nhuận) và 01 Tiểu dự án (xã Mỹ Thành Nam) còn lại đang gửi Tư vấn thẩm tra bản vẽ thiết kế và dự toán.

* Về thương mại, dịch vụ gắn với du lịch sinh thái.

Mô hình du lịch sinh thái miệt vườn trên địa bàn huyện có bước phát triển rõ rệt. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân đạt 12-15%/năm. Cơ sở vật chất và hạ tầng du lịch ngày càng phát triển. Sản phẩm, dịch vụ du lịch ngày càng phong phú. Chất lượng và tính chuyên nghiệp từng bước được nâng cao. Các điểm kinh doanh hoạt động du lịch ngày càng tăng về số lượng và chất lượng.

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 14 điểm kinh doanh du lịch ở các xã Tân Phong, Phú An, Cẩm Sơn và Tam Bình. Trong đó: có 04 cơ sở dịch vụ lưu trú homestay, với 34 phòng phục vụ khách du lịch; có 06 điểm tham quan vườn cây ăn trái có 03 đội phục vụ du lịch đò chèo.

Trong 6 tháng đầu năm 2019, các điểm du lịch trên địa bàn huyện hoạt động tốt, thu hút hơn 31.441 lượt du khách, tăng 9,8% so cùng kỳ năm 2018 (Trong đó khách quốc tế chiếm 77%).

Xác định thế mạnh và tiềm năng của du lịch sinh thái tại hai xã cù lao Tân Phong và Ngũ Hiệp, thời gian qua huyện đã tập trung cho công tác đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá hình ảnh của huyện Cai Lậy. Bên cạnh đó là việc chú trọng đầu tư về cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội nói chung và cho công tác phát triển du lịch nói riêng, hiện huyện đang triển khai kết hợp xây dựng quy hoạch phát triển du lịch cù lao Tân Phong: Xây dựng bờ kè Tân Phong, với tổng mức đầu tư trên 175 tỷ đồng, với mục tiêu chống sạc lở kết hợp làm công viên, bến tàu du lịch, khu ẩm thực, phố đi bộ, chợ đêm, bán hàng lưu niệm; song song đó huyện cũng đã được tỉnh quan tâm đầu tư mở rộng trục đường chính, xuyên tâm, dài trên 7 km, với tổng mức đầu tư gần 50 tỷ đồng và xây dựng, mở rộng các bến tàu, cầu tàu, bãi đậu xe trung chuyển khách,…

Khi các dự án trên hoàn thành sẽ thúc đẩy sự phát triển của du lịch sinh thái góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương; tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân; quảng bá hình ảnh và con người xã Tân Phong nói riêng, huyện Cai Lậy nói chung. 

Tuy nhiên, tình hình phát triển du lịch của huyện Cai Lậy cũng còn một số hạn chế, yếu kém. Du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Sản phẩm du lịch chưa thực sự hấp dẫn và có sự khác biệt, khả năng cạnh tranh chưa cao. Chất lượng dịch vụ du lịch chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Công tác xúc tiến quảng bá du lịch còn nhiều hạn chế về nguồn lực, sự phối hợp và tính chuyên nghiệp, hiệu quả chưa cao. Vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch chưa được phát huy. 

Tin mới Tin mới

Liên kết website Liên kết website